‘Gỡ vướng’ pháp lý để ‘ngăn chặn’ lãng phí tài sản công
Theo TS. Luật sư Đặng Văn Cường, có những trường hợp lãng phí tài sản công còn gây thiệt hại lớn hơn tham nhũng nhưng lại khó xác định trách nhiệm pháp lý. Vậy đâu là giải pháp “gỡ vướng” cho vấn đề này?
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên và gia tăng khoảng cách giàu nghèo chính là sự lãng phí. Hơn nữa, nó còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế – xã hội.
Ngày 6/11/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 112/CĐ-TTg về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Phải làm rõ nguyên nhân để xác định trách nhiệm
TS. Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, để xử lý triệt để tình trạng lãng phí tài sản công trong các dự án đầu tư, xây dựng, cần có chế tài xử lý về hành vi gây lãng phí. Để xác định trách nhiệm pháp lý hành vi này, bước đầu cần làm rõ nguyên nhân của lãng phí, làm rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cá nhân có liên quan.
Đối với các dự án chậm tiến độ, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, có lỗi của chủ đầu tư hay không? Nếu tính toán sai lầm từ khâu thiết kế, sai lập dự toán thì đội vốn và người tính toán phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Nếu dự án chậm tiến độ là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại thực hiện không đầy đủ và thiếu trách nhiệm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 360 Bộ luật hình sự.
TS. Luật sư Cường nhận xét rằng, tham nhũng là một việc rất khó để ngăn chặn triệt để, chống lãng phí lại còn khó hơn, nôn nóng chủ quan có thể dẫn đến sai lầm, còn có thể quy kết trách nhiệm đối với tổ chức hoặc cá nhân.
LS. Cường cho biết: “Về nguyên tắc thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi và gây thiệt hại. Sự thiệt hại thực tế đã xảy ra hoặc đe dọa xảy ra có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi có lỗi của chủ thể quản lý thì khi đó mới có thể có đủ cơ sở pháp lý để quy trách nhiệm, xử lý bằng những chế tài của pháp luật”.
Vấn đề xử lý tham nhũng đã có những chế tài rõ ràng cụ thể, còn đối với lãng phí thì việc xử lý khó hơn do vấn đề xác định trách nhiệm, xác định nguyên nhân cũng như xác định về lỗi sẽ gặp những trở ngại nhất định.
Bên cạnh đó, chính từ những lãng phí tài sản công này mà có thể phát hiện ra tham nhũng, giải quyết được những vụ án tham nhũng và xác định được thiệt hại. Đôi khi chưa đủ căn cứ về hành vi tham nhũng nhưng với vấn đề lãng phí sẽ quy về trách nhiệm đối với tài sản công của nhà nước và bồi thường thiệt hại tránh thất thoát.
Lãng phí tài sản công: Rủi ro hình sự
Với những hành vi gây hậu quả khi lãng phí tài sản công mà có căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý và làm việc, lợi dụng chức vụ thì sẽ xử lý hình sự đối với những người vi phạm về các tội danh thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng và chức vụ.
Đồng thời, những lãng phí, thiệt hại đó là những thiệt hại đã gây ra xảy ra rồi nên thực hiện hành vi gây thất thoát lãng phí sẽ phải bồi thường thiệt hại và phải chịu chế tài của pháp luật.
“Cần các quy định pháp luật làm cơ sở để nhận diện những hành vi lãng phí, tiêu cực, làm cơ sở để xác định trách nhiệm của các cơ quan tổ chức cá nhân đối với những lãng phí. Trên cơ sở đó sẽ quy trách nhiệm pháp lý, có thể là xử lý hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”, Ls. Cường nhấn mạnh tập trung vào tầm quan trọng của pháp luật và trách nhiệm cá nhân.
Luật sư Đặng Văn Cường đề nghị: “Lãng phí trong các dự án đầu tư như bệnh viện, trường học, công sở, khu đô thị bị bỏ hoang, xuất phát từ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh này”.
Vị luật sư còn chỉ ra, thực tế trong quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng thì đã có không ít người có chức vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm, không quản lý chặt chẽ, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo tài sản công được quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả, trở thành nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật, tăng cường sức mạnh của tư liệu sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì việc quản lý giám sát chặt chẽ về vấn đề tài sản công.
Cũng theo TS. Luật sư Đặng Văn Cường, thông thường những hành vi gây thất thoát lãng phí tài sản công, trong đó có các tài sản là tài nguyên thiên nhiên, đất đai, các công trình công cộng, các dự án từ tiền ngân sách Nhà nước, các tài sản mua từ tiền ngân sách thường sẽ xử lý về tội danh này.
Tin mới nhất
Sơn Tùng M-TP “làm thầy giáo” ở Làng Nủ
Cùng chuyên mục:
Về chúng tôi
Văn hoá và Pháp luật – Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam
Tổng phụ trách: TS danh dự Bùi Hải Dính
Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Viện: PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ – nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Cố vấn nội dung: Dương Văn Khá – Nguyên Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ
Chánh văn phòng: Nguyễn Lan Phương
Ban biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Links nhanh
Liên hệ hợp tác
Địa chỉ: Số 164, Phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0919458681
Email: tapchi@vanhoaphapluat.vn
Tìm đường
©2024 Bản quyền thuộc Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.