Đối ngoại 2024 nâng tầm vị thế, kiến tạo động lực cho đất nước vươn mình.
Nhân dịp kết thúc năm 2024 và chào đón năm 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ về thành tựu đối ngoại năm qua và phương hướng nhiệm vụ cho ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
Đối ngoại của Việt Nam trong năm 2024 đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định tổng quan, trong đó nhấn mạnh bối cảnh quốc tế tiếp tục phức tạp với nhiều bất ổn và xung đột.
Dù trong bối cảnh thế giới đầy biến động, Việt Nam vẫn có thể tự hào khi duy trì được một đất nước hòa bình, ổn định, phát triển và được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những “điểm sáng” của khu vực.
Các hoạt động đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, mang lại nhiều kết quả thực chất, góp phần nâng tầm vị thế ngoại giao và tạo nền móng vững chắc để đất nước tiến vào kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ.
Cụ thể, năm 2024, hoạt động đối ngoại, đặc biệt ở cấp cao, diễn ra sôi động trên nhiều châu lục và diễn đàn đa phương quan trọng. Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cấp quan hệ và ký kết hơn 170 thỏa thuận hợp tác đa lĩnh vực.
Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với Australia, Pháp, Malaysia; lên Đối tác chiến lược với Brazil; và thiết lập Đối tác toàn diện với Mông Cổ, UAE…
Qua đó, Việt Nam xây dựng khuôn khổ hợp tác với 32 đối tác hàng đầu, bao gồm các nước láng giềng, các cường quốc, đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi đã giúp Việt Nam chính thức có quan hệ ngoại giao với toàn bộ các nước châu Phi, nâng tổng số quốc gia có quan hệ ngoại giao lên 194 mở ra những cơ hội hợp tác sâu rộng, hiệu quả và bền vững hơn.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định, thế giới đang đối mặt với nhiều biến động khó lường nhưng đồng thời mở ra cơ hội để các quốc gia khai thác động lực tăng trưởng mới.
Trong nước, với thành tựu gần 40 năm đổi mới và trước yêu cầu cấp bách của thời đại, đây là thời điểm “hội tụ” để Việt Nam chuyển mình sang kỷ nguyên mới, như lời Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh.
Chia sẻ về công tác đối ngoại trong kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ của dân tộc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu tham gia của mọi ngành, lĩnh vực, lực lượng, hệ thống chính trị và toàn thể dân tộc.
Bài học từ các quốc gia đi trước chỉ ra rằng, trong quá trình này, đối ngoại đóng vai trò then chốt, giúp Việt Nam định vị mình thuận lợi trong dòng chảy của thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại để thúc đẩy sự phát triển đất nước.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thế và lực mới của Việt Nam về kinh tế, an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong thời kỳ mới yêu cầu một tâm thế và vị thế mới của đất nước trên trường quốc tế.
Việt Nam không chỉ có khả năng tham gia nhiều hơn mà còn được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề toàn cầu, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế.
Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, cần xây dựng nền đối ngoại toàn diện, hiện đại và chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Điều này đòi hỏi tổ chức bộ máy đối ngoại phải tinh gọn, hiệu quả, đi đôi với các cơ chế, chính sách thuận lợi và nguồn lực mạnh mẽ.
Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, sẵn sàng đổi mới sáng tạo, tiên phong và đột phá, với kỹ năng và trình độ ngang tầm quốc tế.
Tin mới nhất
Quy định mới về giá vé máy bay nội địa
Văn hoá và Pháp luật - Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.
Tổng phụ trách: TS danh dự Bùi Hải Dính
Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Viện: PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ – nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Cố vấn nội dung: Dương Văn Khá – Nguyên Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ
Chánh văn phòng: Nguyễn Lan Phương
Ban biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Links nhanh
Liên hệ hợp tác
Địa chỉ: Số 164, Phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0919458681
Email: tapchi@vanhoaphapluat.vn
Tìm đường
©2024 Bản quyền thuộc Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.