Tết ông Công ông Táo 2025 là một phong tục truyền thống không thể thiếu trong văn hoá người Việt. Nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời không cần cầu kỳ, nhưng phải trang trọng, chu đáo, thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ.
Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo 2025
Theo truyền thống lâu đời, Táo Quân không chỉ là vị thần giám sát và quản lý mọi hoạt động trong gia đình mà còn có khả năng bảo vệ gia đình khỏi sự xâm nhập của ma quỷ, giúp giữ gìn sự bình an trong nhà.
Vì vậy, lễ thờ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng và đầy đủ, đồng thời thể hiện sự kính trọng đối với “thần Bếp,” người cai quản mọi công việc bếp núc trong gia đình trong suốt một năm qua.
Tết ông Công ông Táo 2025 là ngày gì?
Tết ông Công ông Táo, hay còn gọi là Lễ cúng Táo Quân là một nghi thức quan trọng trong văn hóa của người Việt. Nghi thức này thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Trong ngày này, người dân tiễn ông Công ông Táo về trời để trình bày với Ngọc Hoàng những sự kiện trong gia đình suốt năm qua.
Theo truyền thuyết dân gian, Táo Quân là ba vị thần đại diện cho việc cai quản bếp núc và đời sống gia đình. Lễ cúng Táo Quân thể hiện lòng biết ơn của gia chủ đối với các vị thần đã bảo vệ, trông coi nhà cửa và hỗ trợ họ trong suốt một năm.
Theo tục lệ, Táo Quân sẽ lên trời để báo cáo về những điều tốt và xấu đã diễn ra trong gia đình, tạo cơ hội cho các gia đình nhìn nhận lại năm cũ và hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.
Trong tín ngưỡng dân gian, Táo Quân là ba vị thần (Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ) được Ngọc Hoàng phong chức quản lý bếp núc và đời sống gia đình dưới nhân gian.
Ngày nay, Tết ông Công ông Táo không chỉ là dịp để tiễn các vị thần, mà còn là cơ hội để gia đình đoàn tụ, cùng nhau nhìn lại năm qua và chuẩn bị đón chào năm mới.
Tết ông Công ông Táo năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 2024 âm lịch, tức ngày 22 tháng 1 năm 2025 dương lịch.
Những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo 2025
Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo 2025 dành cho những gia đình không thể thực hiện nghi lễ vào ngày 23 tháng Chạp:
Ngày 19 tháng Chạp (18/01/2025 dương lịch): Thứ Năm, ngày Giáp Thân, thuộc hoàng đạo Kim Quỹ.
Ngày 20 tháng Chạp (19/01/2025 dương lịch): Thứ Sáu, ngày Ất Dậu, thuộc hoàng đạo Kim Đường.
Ngày 21 tháng Chạp (20/01/2025 dương lịch): Thứ Bảy, ngày Bính Tuất, thuộc hoàng đạo Ngọc Đường.
Ngày 23 tháng Chạp (21/01/2025 dương lịch): Thứ Hai, ngày Mậu Tý, thuộc hoàng đạo Kim Đường, là thời điểm chính thức để thực hiện lễ cúng.
Dưới đây là các khung giờ hoàng đạo đẹp để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo 2025:
Ngày 19 tháng Chạp (18/01/2025 dương lịch): Ngày Giáp Thân, hoàng đạo Kim Quỹ. Các khung giờ đẹp:
Tý (23h – 1h)
Sửu (1h – 3h)
Thìn (7h – 9h)
Tỵ (9h – 11h)
Mùi (13h – 15h)
Tuất (19h – 21h)
Ngày 20 tháng Chạp (19/01/2025 dương lịch): Ngày Ất Dậu, hoàng đạo Kim Đờng. Các khung giờ đẹp:
Tý (23h – 1h)
Dần (3h – 5h)
Mão (5h – 7h)
Ngọ (11h – 13h)
Mùi (13h – 15h)
Dậu (17h – 19h)
Ngày 21 tháng Chạp (20/01/2025 dương lịch): Ngày Bính Tuất, hoàng đạo Ngọc Đường. Các khung giờ đẹp:
Sửu (1h – 3h)
Thìn (7h – 9h)
Ngọ (11h – 13h)
Mùi (13h – 15h)
Tuất (19h – 21h)
Hợi (21h – 23h)
Ngày 23 tháng Chạp (22/01/2025 dương lịch): Ngày Mậu Tý, hoàng đạo Kim Đường. Các khung giờ đẹp:
Dần (3h – 5h)
Mão (5h – 7h)
Tỵ (9h – 11h)
Thân (15h – 17h)
Tuất (19h – 21h)
Hướng dẫn nghi thức tiễn ông Công ông Táo 2025 đầy đủ nhất
Lễ vật cúng ông Công ông Táo 2025
Lễ vật cúng ông Công ông Táo theo truyền thống bao gồm các vật phẩm đặc trưng:
Mũ ông Công ba cỗ: Bao gồm hai mũ dành cho ông Táo và một mũ cho Táo bà. Mũ của ông Táo có hai cánh chuồn, trong khi mũ Táo bà không có cánh chuồn. Nhiều gia đình chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
Cá chép: Là phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Gia đình có thể sử dụng cá chép thật hoặc cá chép giấy. Ở miền Bắc, người ta thường thả một con cá chép sống trong chậu nước để ngụ ý “cá chép hóa rồng,” trong khi tại miền Nam, cá chép giấy được sử dụng phổ biến hơn.
Tiền vàng: Để cúng cho Táo Quân, thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự bảo vệ của các vị thần.
Áo và hia bằng giấy: Mỗi Táo sẽ có áo và hia bằng giấy, tượng trưng cho sự kính trọng đối với thần bếp.
Lễ vật cúng Táo Quân cho trẻ em
Một số gia đình có trẻ nhỏ sẽ cúng ông Táo thêm con gà luộc, đặc biệt là gà cồ mới tập gáy, với hy vọng đứa trẻ sẽ lớn lên khoẻ mạnh, thông minh và có nghị lực, giống như con gà cồ.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cơ bản bao gồm các món truyền thống như:
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
3 chén rượu, thịt heo luộc.
Gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối.
Xôi gấc, giò heo, canh mọc.
Cá chép nướng (miền Nam thường cúng cá lóc nướng).
Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu.
1 tập giấy tiền, vàng mã.
1 lọ hoa cúc, 1 lọ hoa đào nhỏ.
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản hóa, không nhất thiết phải đầy đủ các món như trước, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế và sở thích gia đình.
Vị trí đặt mâm cỗ cúng ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Táo cần được đặt trang trọng, thường là trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng của ông Táo, thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với các vị thần bảo vệ gia đình.