Hành vi vi phạm an toàn giao thông. Ảnh: Internet
Việc vi phạm an toàn giao thông có nghĩa là người tham gia giao thông đã không tuân thủ các luật lệ, quy định đã được pháp luật ban hành. Để xác định một hành vi có phải là vi phạm hay không, chúng ta cần tham khảo các quy định cụ thể trong luật giao thông.
Vi phạm an toàn giao thông là gì?
Vi phạm an toàn giao thông là hành vi không tuân thủ các quy định của luật giao thông, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn của bản thân và cộng đồng. Xâm phạm tới an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc sự điều chỉnh của pháp luật an toàn giao thông.Những hành vi này thường dẫn đến tai nạn giao thông,ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể, quyền lợi khác được pháp luật bảo vệ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.
Thực trạng giao thông hiện nay
Giao thông Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường là những vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu và ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế.
Thực trạng các hành vi vi phạm hiện nay
An toàn giao thông là một trong những vấn đề được nhà nước và xã hội quan tâm, bởi vì tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Dưới đây là một số thực trạng phổ biến về vi phạm an toàn giao thông của nước ta:
Thực trạng học sinh chưa đủ tuổi lái xe máy, mô tô tới trường.
Thực trạng một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức gây ùn tắc giao thông.
Thực trạng lấn chiếm lòng lề đường.
Thực trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi lái xe.
Thực trạng chở hàng hóa cồng kềnh gây mất an toàn giao thông.
Thực trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm .
Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được lượng phương tiện giao thông.
Thực trạng người qua đường không không đúng vạch quy định.
Thực trạng va chạm giao thông.
Thực trạng người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ giao thông như vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định…
Các hành vi vi phạm an toàn giao thông chủ yếu
Một số hành vi vi phạm an toàn giao thông phổ biến bao gồm:
Không đội mũ bảo hiểm: Đây là một trong những vi phạm phổ biến nhất, đặc biệt đối với người đi xe máy. Việc không đội mũ bảo hiểm khiến người tham gia giao thông dễ bị chấn thương nặng đầu khi xảy ra tai nạn.
Vượt đèn đỏ: Hành vi này vô cùng nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng. Nhiều vụ va chạm giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện bất chấp tín hiệu đèn đỏ.
Đi quá tốc độ quy định: Tốc độ quá cao làm giảm khả năng kiểm soát phương tiện, tăng nguy cơ mất lái và gây tai nạn.
Chở quá số người quy định: Việc chở quá tải gây mất cân bằng, khó điều khiển và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Sử dụng điện thoại khi lái xe: Hành vi này khiến người lái mất tập trung, dễ gây ra tai nạn.
Uống rượu bia khi lái xe: Rượu bia làm giảm khả năng phản xạ, tăng thời gian phản ứng, gây mất kiểm soát và là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.
Nguyên nhân vi phạm
Nguyên nhân chủ quan: Đối với nguyên nhân chủ quan chủ yếu xuất phát chính từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Cụ thể những nguyên nhân chủ quan do thiếu ý thức gây mất an toàn giao thông là phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, lạng lách, đánh võng, sử dụng chất kích thích, chưa có kỹ năng điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ sự chủ quan khác như uống rượu bia, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, thiếu sự quan sát trước sau, chở hàng hóa cồng kềnh,….
Nguyên nhân khách quan: Các nguyên nhân khách quan gây mất an toàn giao thông đến từ bên trong phương tiện vận tải là do bị hỏng hóc động cơ, cháy nổ hay đến từ những yếu tố bên ngoài như hệ thống đường xá xuống cấp, ngập nước, sự phân bổ biển báo chưa hợp lý, đinh tặc, hình phạt vi phạm giao thông chưa đủ răn đe….
Dường như khoảng 90% nguyên nhân gây mất an toàn giao thông là gì đến từ sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông.
Giải pháp hiện nay
Để giảm thiểu tình trạng vi phạm an toàn giao thông, cần có một sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp.
Đầu tiên, việc nâng cao nhận thức là vô cùng quan trọng. Cần tổ chức các chiến dịch tuyên truyền sâu rộng, đa dạng hình thức như: các buổi nói chuyện, hội thảo, phát tờ rơi, sử dụng mạng xã hội, để giúp người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ. Bên cạnh đó, việc giáo dục an toàn giao thông từ nhỏ cũng rất cần thiết, lồng ghép nội dung này vào chương trình học ở các cấp học.
Thứ hai, việc cải thiện hạ tầng giao thông là yếu tố không thể thiếu. Cần đầu tư xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống hiện đại, đảm bảo an toàn và thông thoáng. Đồng thời, lắp đặt đầy đủ biển báo, đèn tín hiệu giao thông, và thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống.
Thứ ba, công tác quản lý và xử lý vi phạm cần được tăng cường. Các cơ quan chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các hành vi vi phạm nghiêm trọng như uống rượu bia khi lái xe, vượt đèn đỏ. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ vào quản lý giao thông như camera giám sát, thiết bị đo tốc độ cũng cần được đẩy mạnh. Thứ tư, phát triển giao thông công cộng là một giải pháp quan trọng để giảm tải cho đường phố và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Cuối cùng, việc xây dựng văn hóa giao thông là một quá trình lâu dài, cần sự chung tay của cả xã hội. Mỗi người dân cần tự giác chấp hành luật giao thông, tôn trọng quyền lợi của người khác. Các cơ quan truyền thông cần tích cực tuyên truyền về những tấm gương điển hình trong việc chấp hành luật giao thông để tạo ra hiệu ứng lan tỏa.
Mức phạt các hành vi vi phạm an toàn giao thông
Đối với ô tô:
Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 400.000-600.000 đồng (mức phạt hiện hành), còn mức phạt mới tăng lên 20-22 triệu đồng.
Với hành vi không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, người vi phạm bị phạt 4-6 triệu đồng theo mức phạt hiện hành, và tăng lên 18-20 triệu đồng, theo mức phạt mới.
Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức phạt hiện hành 4-6 triệu đồng, còn mức phạt mới 18-20 triệu đồng.
Hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ bị phạt 4-6 triệu đồng (mức phạt hiện hành), còn mức phạt mới tăng lên 35-37 triệu đồng.
Hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, mức phạt hiện hành là 4-6 triệu đồng, còn mức phạt mới là 18-20 triệu đồng…
Đối với xe gắn máy:
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt 800.000 – 1 triệu đồng (mức phạt hiện hành), mức phạt mới sẽ là 4-6 triệu đồng.
Hành vi điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc theo hiện hành bị phạt 2-3 triệu đồng, mức phạt mới sẽ là 4-6 triệu đồng.
Hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, mức phạt hiện hành là 1-2 triệu đồng, mức phạt mới sẽ là 4-6 triệu đồng.
Hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng bị phạt từ 6-8 triệu đồng (mức phạt hiện hành), sẽ tăng lên 8-10 triệu đồng (mức phạt mới);
Hành vi gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất bị phạt 6-8 triệu đồng (mức phạt hiện hành), mức phạt mới là 8-10 triệu đồng…
Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ => dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng. (điểm h và i khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, điểm d và đ khoản 4 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
Mức phạt đối với người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông
Nghị định quy định phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy hoặc điều khiển xe ô tô, điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi- lanh từ 50 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW trở lên.
Mức phạt từ 4-6 triệu đồng áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.
Tầm quan trọng của ý thức cộng đồng trong giao thông
Ý thức cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng vi phạm giao thông. Để xây dựng một xã hội giao thông văn minh, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ và lâu dài.
Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục ý thức giao thông cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ thông qua các hoạt động sinh hoạt, trò chơi và bài học thực tế. Phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc định hình hành vi của người dân.
Các chương trình truyền hình, phim ảnh nên đưa ra những thông điệp tích cực về văn hóa giao thông. Chính quyền địa phương cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích người dân tuân thủ luật giao thông, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống giao thông hiện đại và an toàn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình cộng đồng như câu lạc bộ giao thông, đội tình nguyện cũng là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen giao thông của người dân là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì của cả cộng đồng.
Chúng ta cần nhận thức rõ rằng, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.