CẦN LÊN ÁN NHỮNG HÀNH VI ỨNG XỬ THIẾU CHUẨN MỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ĐỂ LÀM TRONG SẠCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra nhanh chóng, sự phát triển của không gian mạng tạo thêm môi trường để chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu. Văn hóa ứng xử trên không gian mạng từ đó trở thành một trong những vấn đề cấp bách, được đặt ra trực tiếp mà nếu không nhanh chóng lên án sẽ gây ra những hệ lụy cho xã hội nói chung và văn hóa tín ngưỡng nói riêng. Việc tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa ứng xử trên không gian mạng hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng, chấn hưng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Thực trạng của những hành vi thiếu chuẩn mực trên không gian mạng trong xã hội nói chung và văn hóa tín ngưỡng nói riêng.

Thứ nhất, thực tế hiện nay cho thấy không ít người thiếu kiến thức về mạng xã hội và truyền thông, nhưng lại dành quá nhiều thời gian cho nóTrong xã hội hiện đại, ai cũng có thể tham gia mạng xã hội chỉ với một vài thao tác đơn giản từ máy tính, hoặc điện thoại thông minh. Chỉ với những bước hướng dẫn đơn giản cả người trẻ lẫn người già có thể ghi hình trực tiếp những hình ảnh vô cùng đời thường, nhưng lại tiếp cận được một lượng người xem khá đông đảo. Việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông, đi lên cầu thang máy, đi ra các không gian công cộng… đã gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho con người và cộng đồng (như xảy ra tai nạn giao thông, xung đột, va chạm trên đường đi bộ, siêu thị, nhà hàng, có khi cha mẹ quên cả con…).

Thứ hai, trên không gian mạng xã hội xuất hiện nhiều biểu hiện lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa. Thời gian qua, không ít người đã lạm dụng mạng xã hội để trục lợi cá nhân, gây ra những tác động xấu tới nền tảng và những giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc. Nhất là trong tình hình văn hóa tín ngưỡng vẫn chưa có những văn bản Luật được hướng dẫn cụ thể về quy tắc chuẩn mực hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trong thực tế cũng như trên không gian mạng. Không khó để bắt gặp những video xem bói, gọi hồn, những hành vi chửi bới nơi của Đền, cửa Phủ,  mượn bóng Thánh để phán truyền, mượn danh Thánh để cho số đề,…

Bên cạnh đó, còn có nhiều người livestream để giễu cợt, thóa mạ, nói xấu nhau trên không gian mạng xã hội; rất nhiều video livestream có những lời lẽ thiếu văn minh, ăn mặc phản cảm không đúng với trang phục chuẩn văn hóa tín ngưỡng nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng…

Tất cả điều này đã và đang diễn ra thường xuyên trên mạng xã hội làm rối loạn cảm xúc của con người, gây ra những cái nhìn lệch chuẩn, thiếu thiện cảm của người xem . Nhìn chung, những hiện tượng nói trên đang làm xấu đi hình ảnh của văn hóa tín ngưỡng của người Việt mà hàng trăm năm nay vẫn được ông cha ta lưu truyền, phát huy.

Picture1

Thứ ba, tình trạng những thông tin rác bịa đặt trên mạng xã hội, thật giả, đúng sai lẫn lộn, gây hoang mang, bị động cho công chúng, lan truyền tin tức sai sự thật, để kích động, gây hấn, tẩy chay, hoặc xâm phạm đời sống riêng tư của nhau. Do đó, vấn đề xây dựng chuẩn mực văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đang trở nên cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, từ cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý đến đông đảo nhân dân trên phạm vi cả nước.

Picture2

Vấn đề cần đặt ra trong tình hình hiện nay cần tăng cường công tác quản lý hệ thống mạng xã hội, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi “lệch chuẩn văn hóa”. Các cơ quan chức năng cần kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức tuyên truyền nội dung, thông tin xấu độc, “lệch chuẩn văn hóa”. Đẩy mạnh tuyên truyền Luật an ninh mạng và các văn bản pháp luật liên quan đến bảo tồn di sản  văn hóa tín ngưỡng tham gia mạng xã hội để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân. Coi trọng định hướng, hướng dẫn cho người dân cách thức khai thác, phân loại, sử dụng thông tin trên mạng hiệu quả; gắn với tuyên truyền, lan tỏa những nội dung thông tin tích cực, những biểu hiện nhân văn, văn hóa trên internet, mạng xã hội theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Từ đó, góp phần xây dựng cho người dân cách ứng xử có văn hóa trên không gian mạng, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ internet và mạng xã hội./.