Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại
Bệnh nhi được cứu sống là bé H.A.D (38 tháng tuổi, đến từ Quảng Trị); là ca bệnh được ghép tủy đồng loại thứ 3. Một năm trở lại đây, cháu D nhập viện truyền máu hàng tháng vì mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Qua xét nghiệm, anh trai cháu D có chỉ số HLA (kháng nguyên bạch cầu người trong máu) phù hợp để hiến. Ca bệnh được ghép tủy vào ngày 12/11. Sau ghép, tiểu cầu phục hồi vào ngày thứ 10, bạch cầu hạt phục hồi vào ngày thứ 19.
Ca ghép thứ 4 là bệnh nhi Đ.M.A.T (10 tuổi, đến từ Đà Nẵng) được chẩn đoán mắc bệnh Alpha-Thalassemia phải truyền máu hàng tháng. Anh trai cháu T là người hiến tủy, ca ghép tủy đồng loại diễn ra thành công vào cuối tháng 11. Sau ghép, A.T gặp biến chứng sốt giảm bạch cầu hạt nhẹ, tiểu cầu phục hồi vào ngày 21 và bạch cầu hạt phục hồi vào ngày thứ 19.
Bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, ứ sắt trong cơ thể, gây tích tụ sắt lên các tạng cơ thể, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho trẻ, giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh mà không cần truyền máu. Thành công trong việc ghép tủy đồng loại tại Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, và ung thư tái phát.
Theo GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Các bệnh nhi từ nay không còn phải lệ thuộc vào truyền máu định kỳ, thải sắt hằng ngày, trẻ phát triển bình thường như những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
Cùng với thành công của hai ca ghép tủy đồng loại nói trên, Bệnh viện Trung ương Huế cũng vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân thứ 40, cứu sống bệnh nhi ung thư mắc bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao.
Theo đó bệnh nhi N.P.Q.M (4 tuổi, quê Tiền Giang) mắc bệnh u nguyên bào thần kinh với nguy cơ tử vong cao. Sau ca ghép, bệnh nhi có nhiều tiến triển tốt về sức khỏe.
Với kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân giúp kéo dài thời gian sống cho các trẻ bị mắc u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện duy nhất trong cả nước có đầy đủ đa mô thức trong điều trị bệnh lý u nguyên bào thần kinh: hóa chất, phẫu thuật, ghép tủy và xạ trị.
Theo Báo PLVN
Tin mới nhất
Hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao
Cùng chuyên mục:
Văn hoá và Pháp luật - Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.
Tổng phụ trách: TS danh dự Bùi Hải Dính
Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Viện: PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ – nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Cố vấn nội dung: Dương Văn Khá – Nguyên Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ
Chánh văn phòng: Nguyễn Lan Phương
Ban biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Links nhanh
Liên hệ hợp tác
Địa chỉ: Số 164, Phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0919458681
Email: tapchi@vanhoaphapluat.vn
Tìm đường
©2024 Bản quyền thuộc Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.