Hợp tác xã du lịch Sông Bôi - Đồng Chờ với tâm nguyên giữ gìn làng nghề thủ công

Hợp tác xã du lịch Sông Bôi – Đồng Chờ hiện nay với trên 100 thành viên tham gia, thuộc địa bàn xóm Đồng Chờ, xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là du lịch, nông nghiệp và dệt thủ công.

hop-tac-xa-du-lich-song-boi-dong-cho1

Nằm trên dòng sông Bôi, xóm Đồng Chờ có một vị trí đắc địa tạo thành một hòn đảo trên núi khi mặt ngoài được bao quoanh bởi con sông chảy dài uốn lượn, phía sau lưng lại là dãy nũi cao thiên nhiên hùng vĩ. Do có cảnh quan độc đáo, nơi đây dần trở thành một điểm du lịch có tiếng, hàng năm đón hàng triệu khách du lịch tới tham quan. HTX du lịch Sông Bôi – Đồng Chờ được thành lập dựa trên nguyện vọng của người dân trong xóm, nhằm định hướng về hoạt động du lịch, nông nghiệp sạch cho địa phương, tạo công ăn việc làm và cải thiện thu nhập. Bên cạnh phát triển du lịch, người dân trong xóm còn nặng lòng với cái nghề “Chuông Bải”(dệt vải theo tiếng gọi của người Mường).

hop-tac-xa-du-lich-song-boi-dong-cho2

Người uy tín của xóm, bà Bùi Thị Phin(hơn 80 tuổi) tâm sự, từ ngày xưa khi bà còn nhỏ đã được mẹ và các bác truyền dạy nghề trồng bông, dệt vải để làm quần áo, chăn gối. Người Mường(Kim Bôi) khi xưa có phong tục, khi người con gái muốn lấy chồng là phải biết trồng cây bông rồi học cách dệt vải, dệt đủ số lượng mang đi sang nhà chồng, thì lúc đó mới lấy chồng. Cả cái làng cái xã này đều như vậy cả, nên dần dần thành cái phong tục, cái nét đẹp văn hóa bao đời nay. Nhưng ngày nay, do sự phát triển của công nghiệp nên dần dần cái nghề dệt vải ngày dần mai một, ít có người biết làm.

Bà Bùi Thị Hồng – Chủ tịch HĐQT HTX du lịch Sông Bôi – Đồng Chờ chia sẻ, để phát triển tốt du lịch thì phải đi kèm với phát triển văn hóa bản địa, lấy giá trị của nền văn hóa là điểm nhấn trong chuỗi du lịch của khách hàng. Ngoài vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày dần một đáp ứng thì cái quan trong khi du khách đến họ sẽ có điểm ghi nhớ khi nhắc đến Đồng Chờ là sẽ nhớ đến cây bông, dệt vải, xe nước… thì mới phát triển lâu dài và bền vững được. Chính vì vậy các thành viên hội đồng quản trị luôn vận động bà con gìn giữ, mở các lớp học nghề để các thế hệ trẻ có thể học được cái nghề cha ông này. Nhưng cái khó trong việc này là nhân sự biết nghề hiện nay còn rất ít, chỉ có mấy người còn nhớ, rồi là lợi nhuận thu nhập thì bấp bênh, chưa có nên cũng rất khó để phục hồi lại. Để phục hồi phải có nguồn vốn đầu tư, quỹ đất để trồng cây nguyên liệu… nên hy vọng chính quyền địa phương cùng đồng hành để có thể tiếp cận nguồn vốn trong thời gian tới.

 
Một điểm phục dựng làng nghề của HTX
Một điểm phục dựng làng nghề của HTX

Trao đổi với phóng viên, bà Bùi Hồng Luyến – trưởng hội người cao tuổi xóm nói, nhân dân xóm Đồng Chờ rất mong rằng giữa du lịch và làng nghề sẽ được phát triển và gìn giữ tại ngôi làng này. Mong rằng lãnh đạo HTX sẽ cố gắng phát triển, phục dựng lại được làng nghề.

HẢI DÍNH