Không khí Tết Nguyên đán 2025 ngập tràn sắc màu truyền thống

Tết Nguyên đán Ất Tỵ chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ ghé thăm. Xu hướng đón Tết Nguyên đán 2025 hướng về những điều giá trị truyền thống. Những địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống cũng đang được người dân chú ý tới.

Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi thân thuộc như Tết Cả, Tết Ta, hoặc Tết Âm lịch, bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước người dân đã đúc kết khi đến Tết cũng là sự đánh dấu kết thúc một mùa đông lạnh buốt và là một sự khởi đầu mới, của mùa vụ mới. Nó không chỉ là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới mà còn là dịp tri ân tổ tiên, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. Ảnh: PV
Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. Ảnh: PV

Văn hóa truyền thống trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2025

Tại Hà Nội, những ngày cận Tết này gần như được khoác lên mình bộ áo mới rực rỡ sắc màu đỏ tươi cùng những dây hoa, câu đối chuẩn bị sẵn sàng chào đón Tết. Được mệnh danh là tinh hoa văn hóa của người miền Bắc, bởi vậy Tết Hà Nội luôn có một điều gì đó rất kỳ lạ.

Không chỉ tại Thủ đô, cả nước cũng đang háo hức chờ đón một cái Âm lịch an lành, may mắn, đặc biệt là Tết Nguyên đán 2025 năm nay.

Người miền Bắc với những mâm cỗ đặc trưng với đầy đủ các món như bánh chưng, thịt gà, chả giò, dưa hành và một số món phụ khác. Bên cạnh đó không thể thiếu một mâm ngũ quả với 3 loại quả chính là chuối, bưởi và quýt.

Mâm cỗ Tết miền Trung toát lên vẻ đẹp giản dị nhưng đậm đà bản sắc. Những món ăn dân dã như cá kho, gà luộc, chả ram được chế biến cầu kỳ, mang đến hương vị đặc trưng. Đặc biệt, phong tục cúng ông Công ông Táo với mâm cỗ đơn sơ, thành kính thể hiện lòng biết ơn của người dân miền Trung đối với tổ tiên.

Bánh tét, thịt kho trứng và hoa mai là bộ ba không thể thiếu trong dịp Tết miền Nam. Những món ăn truyền thống này, cùng với các phong tục tập quán đặc trưng, đã tạo nên một cái Tết ấm áp và ý nghĩa đối với người dân Nam Bộ.

Cùng với đó, màu đỏ là linh hồn của Tết Nguyên Đán. Sắc đỏ rực rỡ từ những câu đối đỏ, bao lì xì, đến những chiếc đèn lồng lung linh đã tạo nên một không khí thật ấm cúng và náo nhiệt. Màu đỏ không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn tượng trưng cho may mắn, tài lộc, sự sống và sức mạnh. Khi nhìn thấy sắc đỏ của Tết, lòng người như bồi hồi, xao xuyến, nhớ về những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. Màu đỏ là sợi dây kết nối các thế hệ, góp phần tạo nên một cái Tết đoàn viên, ấm áp.

Lễ hội Tết Nguyên đán 2025 nhiều hoạt động văn hóa diễn ra

Bên cạnh những món đồ trang trí rực rỡ cùng món ăn đặc sắc, thì các hoạt động văn hóa chào đón Tết nguyên đán 2025 cũng được tổ chức với nhiều chương trình hấp dẫn.

Tại Hà Nội, hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 16 – 20/1/2025, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ (Hà Nội).

Chợ hoa Trên bến, dưới thuyền tại quận 8 tổ chức từ ngày 14 - 28/1/2025 chào đón Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: H.Phúc
Chợ hoa Trên bến, dưới thuyền tại quận 8 tổ chức từ ngày 14 - 28/1/2025 chào đón Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: H.Phúc

Theo thông tin, TP.HCM sẽ có khoảng 20 sự kiện chào đón Tết nguyên đán 2025. Chợ hoa Xuân trên bến dưới thuyền, Lễ hội Tết Việt và Đường hoa Nguyễn Huệ. Đặc biệt, TP.HCM sẽ tổ chức triển lãm “Mừng Xuân Ất Tỵ – Mừng Đảng quang vinh” từ ngày 25/1 đến 9/2/2025, tại Công viên Lam Sơn (đối diện Nhà hát thành phố) và đường Pasteur – Lý Tự Trọng (quận 1).

Các hoạt động văn hóa tôn vinh di sản, bản sắc để phát triển du lịch cũng đang được tổ chức sôi nổi, chuẩn bị cho một cái Tết âm lịch muôn màu muôn sắc.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x