Ngày Vía Ngọc Hoàng - Nét đẹp truyền thống văn hóa Việt
Ngày vía Ngọc Hoàng hay còn gọi là lễ cúng vía trời mùng 9 Tết, là một ngày lễ truyền thống mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân khắp nơi sẽ tổ chức lễ cúng để tỏ lòng thành kính với Ngọc Hoàng Thượng Đế – vị thần tối cao cai quản trời đất.
Vía Ngọc Hoàng nguồn gốc và ý nghĩa
Nguồn gốc
Lễ cúng vía Ngọc Hoàng có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian, kết hợp với yếu tố Phật giáo và Đạo giáo. Người ta tin rằng, vào ngày mùng 9 tháng Giêng, Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ cùng các vị thần khác về thăm nhân gian để xem xét công quả của mỗi người. Vì vậy, người dân tổ chức lễ để cầu xin sự phù hộ độ trì của Ngọc Hoàng, mong muốn một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn.
Ngày Vía Ngọc Hoàng diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm.
Theo đó có rất đông những vị thần tiên, Kim Đồng Ngọc Nữ cùng 7 vạn táo quân như Thần Tài, Văn Xương, Tử Vi Đại Vương, Nam Tào Bắc Đẩu, Thái Ất Chân Nhân, Chú Sinh Nương, Phúc Lộc Thọ. Những vị thần tiên đang nắm quyền dưới hạ giới gồm có Các Táo Quân, Địa Phủ, Thành Hoàng, Thổ Địa cùng nhiều vị thần sông, thần núi, thần đường, thần giếng, thần giữ cửa, vua bếp, thần cây đều đợi được bái lạy Ngọc Hoàng hạ phàm đầu năm để xem xét phúc tội. Theo lệnh của Ngọc Hoàng các vị thần tiên sẽ tha tội và ban phúc trên 10 phương, 6 cõi. Do đó toàn bộ nhân gian trong Giới tổ chức lễ cung thỉnh Ngọc Hoàng và Thánh Mẫu. Vì vậy, tại mỗi Đền, Miếu, Quán, Thần các nơi đặt 18 món cúng, dâng sớ cầu cho một năm Ngọc Hoàng tha tội, ban phúc. Nhất là các nhà có người thân mới qua đời dưới địa phủ hay gia đình người mất do oan nghiệt, bệnh tật, những người đi đường vong hồn đang lưu lạc nơi xa lạ. Hoặc bên cạnh đó có các nhà tổ tiên có nghiệp xin Ngọc Hoàng tha tội sớm cho vong linh được đi đầu thai. Giúp cho tất thảy các sinh linh đang sống trên nhân gian đều bình an và đò được mãn quả.
Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời với những hoạt động truyền thống của ngày Tết còn lưu lại từ xưa và nay. Cứ vào Tết nguyên đán thì mỗi gia đình việt nam sẽ có những lễ cúng bái nhằm cầu một năm mới an lành và ngày vía Ngọc Hoàng cũng là một trong số đó. Ngày mùng 9 Tết có thể gọi là ngày cúng vía trời (hoặc lễ vía Ngọc Hoàng Thượng Đế). Lễ vía Ngọc Hoàng hoặc cũng có cách nói đơn giản là lễ cúng vía trời mùng 9 Tết thường chỉ làm đúng ngày mùng 9 tháng Giêng mỗi năm. Phong tục lễ vía Ngọc Hoàng được bắt nguồn từ tính văn hóa tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa.
Ý nghĩa
Ngày vía Ngọc Hoàng là một ngày lễ truyền thống mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là cộng đồng người Hoa. Vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân khắp nơi sẽ tổ chức lễ cúng để tỏ lòng thành kính với Ngọc Hoàng Thượng Đế – vị thần tối cao cai quản trời đất. Đây là dịp để con người bày tỏ lòng biết ơn đối với Ngọc Hoàng đã ban cho một năm mới an lành và cầu xin những điều tốt lành, may mắn trong năm mới.
Lễ vía Ngọc Hoàng thể hiện niềm tin sâu sắc của người dân vào thế giới tâm linh, vào sự tồn tại của các vị thần và mong muốn được phù hộ độ trì, ngày lễ này còn là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ cùng nhau sum họp, quây quần bên mâm cơm, tăng cường tình đoàn kết, lễ cúng vía Ngọc Hoàng là một phần không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, giúp gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Chuẩn bị đồ ngày lễ Trời
Để chuẩn bị một mâm cúng trang trọng và ý nghĩa, bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau: Bàn thờ nên lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ, trang trí bằng vải đỏ hoặc vàng. Bánh trái gồm ngũ quả, nên chọn những loại quả tươi ngon, màu sắc đẹp mắt như: táo, lê, cam, chuối, thanh long…
Bánh kẹo gồm các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, bánh cốm… hoặc bánh ngọt, kẹo. Hương, đèn, nhang thơm, đèn dầu hoặc nến, nước lọc. Hoa tươi cần chọn những loại hoa tươi như hoa hồng, hoa ly, hoa huệ… Trà xanh hoặc trà sen là những lựa chọn phổ biến. Tùy theo phong tục của từng gia đình, có thể chuẩn bị vàng mã như tiền vàng, áo quần, nhà cửa, rượu, gạo, muối,….
Ở một số nơi, nhất là ở khu vực miền Nam, nhiều nhà còn chuẩn bị thêm cả cây mía và đường đóng khuôn. Mía phải là một cặp mía vỏ vàng, đặc biệt phải còn nguyên cả ngọn. Phần đường đổ khuôn, tùy vào nhu cầu và phong thủy mà có thể là hình lục giác, hình thỏi vàng, hình kỳ lân…
Cách sắp lễ: Mâm cúng mùng 9 tháng Giêng đơn giản tại nhà thường bao gồm “lục lễ”, tức là những lễ vật sau: Nhang. Đèn cầy (hoặc có thể sử dụng nến cốc). Một bình hoa tươi. Trà lễ trong ngày cúng vía trời là loại trà khô, được rót vào 9 chiếc chén nhỏ hoặc có thể trong 9 chiếc chum nhỏ. Hoa quả. Phẩm ở đây được hiểu là vật phẩm để cúng tế trời, thường là đồ khô. Một số loại vật phẩm có thể dùng để thực hiện: bột bán kim, bột khoai mì, nấm đông cô, nấm mèo, bún tàu, tàu hũ, nấm phổ tai, táo tàu sấy,…
Khi lựa chọn phải chú ý đến số lượng của mỗi loại vật phẩm. Nên lấy theo số lẻ là 5, 7 và 9. Vàng mã cần phải có những thếp tiền vàng và 1 cặp thùng giấy gồm 1 cái màu vàng và 1 cái màu bạc.
Cách cúng ngày vía Ngọc Hoàng
Cúng vía Ngọc Hoàng là một nghi thức tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con người đối với thần linh. Việc thực hiện đúng các nghi thức sẽ giúp cho gia đình được bình an, hạnh phúc và may mắn trong năm mới.
Dưới đây là bài khấn mẫu cho mọi người có thể tham khảo:
“Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.
Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.
Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.
Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.
Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.
Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.
Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thần linh đang cai quản… (Địa chỉ nhà mình).
Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ…, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày… tháng… năm… Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con…)
Có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.
Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chắp lễ, chắp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật”
Điều quan trọng nhất là lòng thành kính của gia chủ, nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự.
Tin mới nhất
Phát hiện thi thể nữ nổi trên sông Lô
Cùng chuyên mục:
Về chúng tôi
Văn hoá và Pháp luật – Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam
Tổng phụ trách: TS danh dự Bùi Hải Dính
Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Viện: PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ – nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Cố vấn nội dung: Dương Văn Khá – Nguyên Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ
Chánh văn phòng: Nguyễn Lan Phương
Ban biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Links nhanh
Liên hệ hợp tác
Địa chỉ: Số 164, Phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0919458681
Email: tapchi@vanhoaphapluat.vn
Tìm đường
©2024 Bản quyền thuộc Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.