Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam – Nét Đẹp Trong Văn Hóa Của Người Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là hình thức phong tục thờ Thánh Mẫu của người Việt xuất hiện phổ biến hiện nay và có nguồn gốc từ xa xưa. Thờ Thánh Mẫu tức có nghĩa thờ “Mẹ” được hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi… đại diện cho quyền năng sôi, bao trợ và che chở cho con người.
Ngày 1 tháng 12 năm 2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt được phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Nam Định được coi là một trong những địa phương có các trung tâm thờ thánh Mẫu Liệu Hạnh tiêu biểu với những nơi lưu giữ sự tích về sự giáng thế của Mẫu như Phủ Dầy và nhiều nơi thờ thánh Mẫu. Chủ thể di sản là thủ nhang, thầy cúng, thanh đồng, hầu dâng, cung văn, con nhang đệ tử cùng với cộng đồng cư dân có chung niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh dưới sự bảo trợ của các vị thánh. Tại các đền, phủ, điện thờ thì nghi thức thờ cúng hàng ngày do vị thủ nhang thưc hiện. Trong tín ngưỡng Thờ Mẫu thi nghi lễ lên đồng và nghi lễ thờ cúng(lễ hội) là thể hiện rõ nét nhất và được hợp thành bởi nhiều yếu tố như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng hầu đồng… thông quan đó thể hiện quan niệm về giá trị lịch sử, di sản văn hóa.
Thông qua việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng Thờ Mẫu giúp các thế hệ của người Việt nói chung và bạn bè quốc tế hiểu được truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Biểu hiện cụ thể nhất là trong hệ thống tín ngưỡng có nhiều vị là những nhân vật lịch sử, được thần hóa lên như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, các vị quan, tướng ở từng thời kỳ lịch sử đã có công bảo vệ đất nước, bảo vệ dân chúng và giúp người dân ấm no hạnh phúc. Khi mất đi, họ được dân chúng tôn thờ, nhằm cảm ơn công lao to lớn mà các vị thánh đã giúp dân giúp nước.
Tín ngưỡng Thờ Mẫu ngày nay được nhiều sự quan tâm của cộng đồng và nhất là giới trẻ, thể hiện rõ bởi ngày càng nhiều các tân đông ra hầu thánh là những chàng trai cô gái ở tuổi đôi mươi. Điều đó khẳng định vị thế quan trọng của tín ngưỡng trong cuộc sống hằng ngày của người Việt. Nhưng đi kèm đó là những hệ lụy khi giới trẻ chưa thực sự hiểu rõ về thực hành tín ngưỡng, bị các thông tin chưa chuẩn mực làm lệch lạc về tư tưởng và hiểu sai về tín ngưỡng, nhất là hiện tại các nền tảng công nghệ hiện nay đang có một số cá nhân cứ lên mạng là chửi bới, mạt sát các vị đồng nhân khác để câu view, câu like… những câu chửi bới, điều cười ha há lại trở nên chuẩn mực trong tín ngưỡng của nhiều giới trẻ, làm náo loạn, lệch lạc đi những giá trị tốt trong phong tục, văn hóa của người Việt. Điều này phải có sự can thiệp kịp thời của các nhà lãnh đạo văn hóa và đặc biệt là các nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú có đầy đủ kiến thức và trí tuệ để truyền bá, giảng dạy thế hệ trẻ nhìn nhận lại vấn đề một cách rõ nét nhất.
Cùng chuyên mục:
Văn hoá và Pháp luật - Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.
Tổng phụ trách: TS danh dự Bùi Hải Dính
Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Viện: PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ – nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Cố vấn nội dung: Dương Văn Khá – Nguyên Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ
Chánh văn phòng: Nguyễn Lan Phương
Ban biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Links nhanh
Liên hệ hợp tác
Địa chỉ: Số 164, Phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0919458681
Email: tapchi@vanhoaphapluat.vn
Tìm đường
©2024 Bản quyền thuộc Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.