Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam (Ảnh: VGP)

Với Quyết định số 1718/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Theo nghị quyết số 1718/QĐ-TTg, trưởng Ban Chỉ đạo là Thủ tướng Chính phủ. Các Phó Trưởng ban gồm: Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình (Phó Trưởng ban Thường trực); Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bí thư Thành ủy Thành phố Đà Nẵng.

Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ đảm nhiệm công tác chỉ đạo chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách, đồng thời điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhất quán việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự thống nhất cao trong chỉ đạo. Trưởng ban đóng vai trò quyết định cuối cùng, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Ban. Các Phó trưởng ban và Ủy viên Ban được phân công nhiệm vụ cụ thể, chủ động triển khai và phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả công việc.

Bộ KH&ĐT là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo. Trong thông báo ngày 15/11/2024, Bộ Chính trị đã chính thức phê duyệt kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.

Theo kết luận của Bộ Chính trị, trung tâm tài chính sẽ áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội so với quy định hiện hành, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ chế này phải đi kèm với các biện pháp giám sát và quản lý rủi ro phù hợp. Quá trình triển khai sẽ được thực hiện thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không để mất cơ hội. Đặc biệt, cần kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.

Giai đoạn 2030-2035, Việt Nam sẽ triển khai toàn diện các chính sách tài chính tiêu chuẩn quốc tế, điều chỉnh phù hợp với bối cảnh trong nước.

Lộ trình khung này mang tính chất định hướng, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện ở mức độ cao nhất có thể. Nếu thời cơ thuận lợi và điều kiện đã chín muồi, có thể triển khai ngay, nhanh hơn các bước tiếp theo, không cần phải chờ đợi theo thứ tự.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x