Vở diễn “Nợ nước non” trong tác phẩm “Nước non vạn dặm” do PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ sáng tác sẽ công diễn tại Học viện an ninh nhân dân tới đây
Nhằm tôn vinh và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2024, Học viện An ninh Nhân dân đã kết hợp cùng Nhà hát Cải lương Việt Nam biểu diễn chương trình sân khấu sử thi “Nợ nước non” trong tác phẩm sử thi “Nước non vạn dặm” của tác giả PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ và được dàng dựng lại bở TS, NSND Triệu Trung Kiên – Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam. Buổi biểu diễn được tổ chức tại Hội trường của Học viện An ninh Nhân dân vào ngày 17 tháng 11 năm 2024, với sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên và khách mời từ các cơ quan ban ngành.
Vở diễn “Nợ nước non” tái hiện một phần trang sử xúc động, chân thực, cao đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình, quê hương của Người, đất nước, nhất là tuổi trẻ của Người trước lúc ra đi tìm đường cứu nước. Không chỉ là ký ức lịch sử, vở kịch khắc họa, luận giải những yếu tố văn hóa, tư tưởng, lịch sử hun đúc, rèn dũa nên Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành – Văn Ba để Người có chuyến đi lịch sử vạn dặm từ quê nhà Nghệ An đến kinh đô Huế, đến bến cảng Sài Gòn, cho chuyến vượt trùng khơi cứu nước ngày 05 tháng 06 năm 1911. Qua vở kịch, hiện lên sâu sắc về truyền thống nho học, yêu nước thương nòi của gia đình Bác Hồ. Trước lúc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Tất Thành – Văn Ba đã mang trong mình bao trăn trở, nghĩ suy, day dứt, giằng xé. Anh nhận thấy, một bậc cha chú cùng quê Nam Đàn rất đáng kính là Phan Bội Châu – Phan Sào Nam đi về phương Đông, nhưng thực tế hết sức phũ phàng là nước Nhật “đồng chủng”, “đồng cừu” đang phản bội người da vàng, xâm lược Trung Quốc, Triều Tiên, ra lệnh trục xuất chính Phan và du học sinh Việt Nam yêu nước, cùng đó là nhiều diễn biến lịch sử của Trung Quốc và trong nước cho thấy cần có một con đường mới, đúng đắn để cứu Dân tộc. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Người lên đường mang trong mình một lòng yêu nước, thương dân, cứu đất nước…
Vở kịch được Nhà hát Cải lương Việt Nam kết hợp với Đoàn thanh niên Học viện An ninh Nhân dân diễn tại Học viện có ý nghĩa đặc biệt khi gắn liền với sứ mệnh giữ gìn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam, đồng thời truyền tải những bài học về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, giúp hiểu rõ hơn về sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh – một tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam tới thế hệ trẻ – những người đang và sẽ cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Qua đó, TS, NSND Triệu Trung Kiên trên cương vị lãnh đạo của nhà hát mong muốn sự kết hợp lần này sẽ một lần nữa truyền cảm hứng về giá trị nghệ thuật Cải lương trong cuộc sống của người dân, nhằm khích lệ, động viên để nhà hát tiếp tục ra những tác phẩm tiếp theo. Kỳ vọng sẽ có nhiều chương trình, đất diễn hơn nữa để nghệ sĩ Cải lương được hoạt động, phát huy những giá trị cốt lõi dân tộc. Dưới sự đồng hành của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam, hy vọng các tổ chức doanh nghiệp luôn đồng hành, ủng hộ để khán giả cả nước biết nhiều hơn nữa tới nghệ thuật Cải lương.
HẢI DÍNH
Tin mới nhất
Cùng chuyên mục:
Văn hoá và Pháp luật - Cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.
Tổng phụ trách: TS danh dự Bùi Hải Dính
Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Viện: PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ – nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, hiện là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Cố vấn nội dung: Dương Văn Khá – Nguyên Chánh văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ
Chánh văn phòng: Nguyễn Lan Phương
Ban biên tập: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Links nhanh
Liên hệ hợp tác
Địa chỉ: Số 164, Phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0919458681
Email: tapchi@vanhoaphapluat.vn
Tìm đường
©2024 Bản quyền thuộc Viện Nghiên Cứu Thông Tin – Chính Sách Văn Hóa Và Pháp Luật Việt Nam.