Xử lý ô nhiễm không khí - Thách thức lớn, cần giải pháp từ gốc

Ô nhiễm không khí đang ngày càng lan rộng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Khói bụi mù mịt, không khí ngột ngạt đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người.

Thực trạng ô nhiễm không khí tại HN và TP. HCM

Ô nhiễm không khí là vấn đề nhức nhối. Ảnh: Báo PLVN
Ô nhiễm không khí là vấn đề nhức nhối. Ảnh: Báo PLVN

Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) ở mức xấu đáng báo động; ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Khói bụi bao phủ, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm báo động

Mật độ giao thông dày đặc, hàng loạt công trình xây dựng và hoạt động sản xuất đã khiến không khí ở các thành phố lớn trở nên ngột ngạt. Khói bụi từ các phương tiện giao thông, bụi xây dựng và khí thải công nghiệp là những tác nhân chính gây ô nhiễm.

Thường xuyên xuất hiện trong danh sách top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, tình trạng ô nhiễm tại TP. Hồ Chí Minh đáng báo động do sở hữu lưu lượng giao thông cực lớn cùng rất nhiều công trường, khu công nghiệp. Tuy mức độ ô nhiễm ở TP. HCM không nghiêm trọng như Hà Nội, nhưng cũng rất cần phải có biện pháp xử lý tận gốc. 

Hậu quả ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là một vấn đề nan giải của thời đại, đang gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người dân, môi trường và kinh tế.

Việc hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi. Không chỉ vậy, không khí bị ô nhiễm còn là tác nhân gây bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều căn bệnh mãn tính khác. 

Hậu quả nghiêm trọng mà ô nhiễm gây ra. Ảnh: Internet
Hậu quả nghiêm trọng mà ô nhiễm gây ra. Ảnh: Internet

Về môi trường, ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, dẫn đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán ngày càng gia tăng. Ô nhiễm cũng làm giảm chất lượng đất, nguồn nước, gây hại cho hệ sinh thái và đa dạng sinh học. 

Về kinh tế, không khí ô nhiễm gây ra những tổn thất kinh tế lớn khi làm giảm năng suất lao động, tăng chi phí y tế, ảnh hưởng đến ngành du lịch và nông nghiệp. Để bảo vệ sức khỏe và môi trường, việc giải quyết tận gốc ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm không khí

Vừa qua, cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận.

Đoàn đã tiến hành giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến môi trường, bao gồm kiểm soát ô nhiễm không khí, nước, chống ngập úng đô thị, quản lý chất thải đa dạng và xử lý vi phạm pháp luật môi trường. Đặc biệt, đoàn cũng quan tâm đến việc phát triển thị trường carbon, một giải pháp mới trong quản lý môi trường.

Một đại biểu tham gia cuộc họp đã kiến nghị Đoàn giám sát cần tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện về nguyên nhân và nguồn gốc của ô nhiễm không khí. Cụ thể, cần tập trung vào việc rà soát các nguồn phát thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp (đốt rơm rạ, phế phẩm) và các công trình xây dựng.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã bày tỏ kỳ vọng cao về những giải pháp quyết liệt nhằm bảo vệ môi trường. Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua các chính sách mới. Một đại biểu đã đưa ra những gợi ý cụ thể, như kinh nghiệm thành công của một số thành phố lớn trên thế giới trong việc di dời các ngành công nghiệp ra khỏi khu vực đô thị và tăng cường diện tích cây xanh. Đồng thời, ý kiến về việc áp dụng các biện pháp mạnh tay như đánh phí ô tô tại các khu vực ô nhiễm nặng hoặc tắc nghẽn giao thông cũng được đưa ra để tham khảo.

Để chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, một lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định cần có những giải pháp đồng bộ, nâng cao ý thức cộng đồng và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định liên quan đến bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Về phía lãnh đạo Quốc hội nhấn mạnh qua lần giám sát này, ban hành một nghị quyết riêng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x