Về cuối năm các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng người gửi tiền vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Sáng 16/12, tại TP Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú tham dự và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
 
bao28
Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)

Ngày 16/12, 4 ngân hàng gồm:  Dong A Bank , PVcomBank, HDBank, MSB, đồng loạt niêm yết mức lãi suất 7 – 9,5% kèm theo những điều kiện đặc biệt. Cụ thể, PVcomBank niêm yết mức lãi suất 9,5% cho kỳ hạn 12 – 13 tháng với điều kiện “có số dư tiền gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng”; HDBank niêm yết mức lãi suất 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng với điều kiện “khách hàng duy trì số dư tối thiểu 500 tỷ đồng”. Tuy nhiên, với kỳ hạn 18 tháng, ngân hàng này lại áp dụng mức lãi suất 6%.

Trước đó, một loạt ngân hàng cũng đã công bố tăng lãi suất huy động dịp cuối năm. Trong đó, Agribank là ngân hàng thương mại của nhà nước duy nhất tăng mạnh lãi suất ở mức 0,5 – 1% với các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, đặc biệt trên kênh online. Với kỳ hạn từ 12 tháng trở đi, mức tăng thấp hơn, chỉ khoảng 0,1 – 0,2%. Hiện tại, Agribank đang là ngân hàng trả lãi cao nhất trong nhóm Big 4, dao động 2,4% đến 3,7% cho kỳ hạn dưới 12 tháng và 4,8% kỳ hạn 12 tháng trở đi (gửi online).

Ngân hàng MSB áp dụng lãi suất tiền gửi 8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7% cho kỳ hạn 12 tháng, với điều kiện khách hàng mở sổ tiết kiệm mới hoặc đã có sổ tiết kiệm (mở từ ngày 1/1/2018) nhưng tự động gia hạn với kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng. Ngân hàng này cũng yêu cầu số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên; Dong A Bank cũng áp dụng mức lãi suất 7,5%/năm với kỳ hạn 13 tháng trở lên với điều kiện khách hàng có khoản tiền gửi tối thiểu 200 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đã xuất hiện các ngân hàng huy động với lãi suất 6% cho kỳ hạn 12 tháng. Theo đó, GPBank và WooriBank (Hàn Quốc) đang áp dụng mức lãi suất 6%/năm mà không kèm theo điều kiện nào. Cùng với đó, lãi suất từ 6% vẫn xuất hiện tại các ngân hàng khác nhưng với kỳ hạn dài hơn, như tại BVBank, Eximbank, BaoVietBank, DongABank, Saigonbank… Thấp hơn với mức lãi suất 5,8%/năm đang được 8 ngân hàng áp dụng như ABbank, Baovietbank, MSB, Saigonbank… 

Theo thông tin, có khá nhiều ngân hàng tư nhân đã điều chỉnh biểu lãi suất trong thời gian vừa qua. Ví dụ, MB tăng mạnh 0,3 – 0,4% ở tất cả kỳ hạn; VPBank tăng 0,2% tất cả kỳ hạn; Eximbank tăng 0,4 – 0,6%, SeABank tăng 0,3 – 0,5% tùy từng kỳ hạn; VIB tăng 0,1 – 0,4%… 

Gần đây, theo báo cáo về thị trường tiền tệ vừa được Chứng khoán MB công bố cho thấy, lãi suất huy động tăng trở lại từ tháng 11 sau khoảng 2 tháng chững lại. Theo đó có 16 ngân hàng, bao gồm cả những ngân hàng trong Big 4 như Agribank, hay ngân hàng lớn khác như Techcombank và MB cũng đã tăng lãi suất tiết kiệm với mức tăng từ 0,1 – 0,7%/năm.

Như vậy, từ đầu tháng 12/2024 đến thời điểm hiện tại, đã có 16 ngân hàng tăng lãi suất trong tháng qua, trong đó ABBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất hai lần trong tháng. Số lượng ngân hàng tăng lãi suất huy động dịp cuối năm tăng mạnh hơn so với số lượng ngân hàng đột nhiên giảm lãi suất (như Bac A Bank, LPBank, NCB, IVB…) 

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, lượng tiền gửi hàng tháng vào hệ thống ngân hàng đang tăng theo hàng tháng. Cụ thể, tháng 7/2024 tổng số tiền gửi của người dân và các tổ chức kinh tế vào khoảng 6,8 triệu tỷ đồng; Tháng 8/2024 tổng số tiền gửi này tăng lên 6,9 triệu tỷ đồng và tháng 9/2024 (theo số liệu công bố mới nhất của NHNN) tổng tiền gửi đã tăng lên hơn 7 triệu tỷ đồng. 

Xu hướng tăng này được các chuyên gia dự kiến sẽ được tiếp tục duy trì cho tới cuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn. Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 13/12 đã tăng 12,5% so với cuối năm 2023. 

 Theo số liệu cập nhật đến cuối tháng 11, lãi suất 12 tháng trung bình của nhóm ngân hàng thương mại đạt mức 5% (cao hơn 14 điểm cơ bản so với đầu năm). 

Đáng chú ý, theo các chuyên gia của Chứng khoán MB, có rất nhiều yếu tố góp phần thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, qua đó giúp đảm bảo thanh khoản. 

Sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong cuối năm, sẽ phần nào đó gây áp lực lên thanh khoản hệ thống và có thể dẫn đến việc tăng lãi suất đầu vào, dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 20 điểm cơ bản vào cuối năm 2024 theo các chuyên gia nhận định.



Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.